9 Comments
User's avatar
Thu Hằng's avatar

1. Lợi ích khi sử dụng tư duy hệ thống

- Bản chất của tư duy hệ thống là dựa vào kết quả và xây dựng quy trình để đạt được kết quả đó

- Khi càng nhìn rõ kết quả, ta sẽ càng có sự chuẩn bị đầy đủ hơn cho kết quả cuối cùng, dẫn đến trong quá trình thực hiện quy trình, ta sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn

--

2. Rèn luyện tư duy hệ thống bằng viết

2.1. Sự tương đồng giữa viết và tư duy hệ thống

- Tư duy hệ thống nói đến:

+ Kết quả gồm các yếu tố với vai trò riêng, mỗi yếu tố có mô tả và tiêu chí cụ thể.

+ Các yếu tố liên kết với nhau vì một mục đích bao quát hơn.

+ Quy trình gồm các bước hướng đến kết quả trên.

- Viết cũng vậy:

+ Một bài viết đã là một kết quả bao gồm các yếu tố nội dung (chữ, hình) và hình thức (định dạng, phông, cỡ chữ, khoảng cách, dấu câu, chính tả...)

+ Cả nội dung và hình thức kết hợp với nhau để hướng tới đối tượng người đọc là ai, mục đích viết và thông điệp truyền tải (nếu có).

+ Quy trình viết, về cơ bản có 2 bước, một là mục đích, hai là viết. Mục đích sẽ ảnh hưởng tới đối tượng đọc là ai và quy trình cần thực hiện để có được bài viết.

-

2.2. Các thể loại viết

(1) Viết tóm tắt: ghi chép lại khách quan về một sự vật/hiện tượng/trải nghiệm (1 bài báo, 1 cuộc họp, 1 sự việc đã xảy ra, 1 chương sách,…)

(2) Viết cảm nghĩ: thể hiện sâu hơn những suy nghĩ, cảm xúc về trải nghiệm trước đó

(3) Viết chia sẻ: thể hiện quan điểm/trao giá trị cụ thể nhằm kết nối hoặc tạo sức ảnh hưởng tới người khác.

Expand full comment
Đoàn Ngọc Cường's avatar

Tư duy hệ thống với Tư Duy Tách Lớp có liên quan thế nào?

Expand full comment
Thu Hằng's avatar

Hi Cường nhé,

Mình có ghé trang substack của bạn thì thấy bạn có quan tâm tới AI và code, tức là có liên quan tới máy tính.

Theo như sự hiểu biết trước đó của mình (hồi tự học UX) về giao diện người dùng thì có front-end và back-end, trong đó back-end là phần đằng sau front-end. Khi đã có phần sau, trước thì đã bắt đầu xuất hiện các "lớp" rồi, mình nghĩ thế, nhưng vì ko phải dân chuyên nên mình cũng chưa biết mô tả các lớp cụ thể là như nào.

Theo cá nhân mình hiểu, 1 phần quan trọng trong tư duy hệ thống, đó là hiểu vì sao yếu tố này tồn tại và nếu yếu tố đó có thể chia nhỏ thành các thành phần khác, thì cũng phải hiểu các thành phần đó liên kết để vận hành "yếu tố" kia như nào. Tức là liên tục đặt câu hỏi Why để hiểu gốc rễ vấn đề. Việc đào sâu dần vào gốc rễ, nói kiểu hoa mỹ, là mở "từng lớp" để hiểu bản chất đằng sau.

Ví dụ như việc màn hình laptop sáng, vì sao nó lại sáng, thì câu trả lời sẽ là 1 yếu tố nào đó ở phía bên trong máy tính mà người dùng ko thể nhìn thấy được, họ chỉ đơn thuần nhìn thấy nó sáng lên vậy thôi.

Nếu màn hình sáng là lớp 1, thì yếu tố nào đó kia, là lớp 2.

Mình đang nói kiểu tổng quan đơn giản, chứ chắc chắn nó còn phức tạp hơn thế.

Mình có tra google nhưng chưa tìm được định nghĩa về "tư duy tách lớp", không biết bạn có thể chia sẻ về 1 nguồn tin cậy nào đó để mình tham khảo qua về định nghĩa được không?

Nếu hiểu thêm về định nghĩa tư duy tách lớp và các lớp cụ thể là gì, mình nghĩ là mình có thể để đưa ra câu trả lời rõ hơn như này cho Cường được.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian với bài viết nha.

Expand full comment
Doanh's avatar

Cảm ơn chị đã chia sẻ ạ , em thấy rất hay ! Chị cho em hỏi, với người mới như em ban đầu viết thì nên đánh máy hay viết tay ạ ? E cảm ơn chị

Expand full comment
Thu Hằng's avatar

Hi Doanh nhé, không biết là Doanh mới bắt đầu viết vì sở thích hay vì công việc thế?

Nếu như vì sở thích, hoặc vì công việc (nhưng không quá áp lực về tài chính) thì sẽ giống mình hồi mới bắt đầu. Và mình sẽ chọn viết giấy trước.

Viết trên giấy đã giúp mình:

- Tập trung hơn: vì chỉ có những đồ vật đơn nhiệm là sổ và bút

- Xử lí thông tin sâu hơn: khi ghi chép thủ công thì các tín hiệu điện não được kích hoạt và liên kết chặt chẽ với nhau (các tín hiệu này chính là các thông tin dạng chữ, hình ảnh được chuyển hóa từ việc nghe, xem, đọc)

- Ghi nhớ tốt hơn: thông tin được xử lí sâu sẽ được chuyển hóa từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn

Khi mình nhớ tốt hơn thì có thể nhanh chóng ứng biến trong các bối cảnh cụ thể, ví dụ như làm việc hoặc trò chuyện với người khác (thay vì phải mở ghi chú, sách vở)

.

Còn đánh máy thì dù nó lưu trữ được lượng lớn thông tin, nhưng lại có hạn chế về việc

- Mình có thể đánh máy sai (nhất là với ai mới bắt đầu)

- Hoặc mình có thể vô tình lan man sang các tính năng khác trên app/web (đặc biệt là viết trên social media, được thiết kế để người dùng khám phá và ở lại trên đó lâu nhất có thể)

Cả hai hạn chế trên đều khiến mình bị mất tập trung (theo bản năng là chỉnh cho đúng chính tả, ấn xem cái khác,...) do đó ngắt mạch tư duy, ảnh hưởng đến quá trình xử lí và ghi nhớ thông tin.

Khi mới bắt đầu thì việc ghi nhớ rất quan trọng, bởi vì muốn viết được thì phải có dữ liệu, mà muốn có dữ liệu thì phải nhớ được, vì không phải lúc nào và ở đâu, chúng ta cũng có thể mở điện thoại hay đem sổ bút ra để ghi chép (như khi đang đi xe, làm việc nhà,...)

--

Nếu Doanh mới viết thì hãy viết đơn giản và an toàn trước nhé: ghi chép lại những gì đã diễn ra trong 1 ngày và viết cho bản thân mình trước.

Viết tự do, không có phán xét và đề cao tính chân thật.

- Nếu mình nhớ rõ ràng suy nghĩ, cảm xúc, hãy ghi chúng thật chi tiết

- Nếu mình mơ hồ, không thể mô tả cụ thể thì cũng hay cứ mô tả theo kiểu "mình không rõ lúc đấy cảm xúc thế nào..."

- Và nếu không nhớ mình đã làm gì, nghĩ gì, thì hãy cứ thành thật là "Mình cũng không nhớ lúc đó mình đã làm gì nữa"

Bởi vì dù sao, viết cũng là 1 cách để khiến những dòng suy nghĩ bên trong rõ ràng hơn, thay vì để chúng chạy loạn xạ trong đầu.

Nếu có gì đó không rõ thì đó là dấu hiệu tốt để lần sau mình chậm lại, chủ động quan sát và ghi nhớ những xúc cảm, suy nghĩ đó. Rồi sau đó mình lại ghi chép chúng, một cách rõ ràng hơn.

Mọi thứ ngày càng sáng rõ thì mình càng "biết" về bản thân hơn. Những suy nghĩ và cảm xúc cụ thể chính là những dữ liệu quan trọng để mình để tiến tới cấp độ nhận thức cao hơn, đó là "hiểu" ^^

--

Tóm lại thì nếu Doanh mới viết, hãy viết giấy, viết cho bản thân mình đọc trước, và viết thật đơn giản về 1 ngày đã diễn ra như nào nhé (dạng viết nhật kí).

Format gợi ý của mình là: Thời gian - mình đã làm gì, ở đâu - mình đã nghĩ gì và mình có cảm xúc như thế nào.

Expand full comment
Doanh's avatar

Em cảm ơn chị rất nhiều 🥰

Expand full comment
Thu Hằng's avatar

cảm ơn Doanh vì đã ủng hộ bài viết của mình nha.

Expand full comment
Nguyen Linh Chi's avatar

Cảm ơn bạn đã chia sẻ trải nghiệm viết, mình thấy bất cứ cviệc nào cũng cần tư duy hệ thống để nhìn nhận 1 cách bao quát và có phương hướng hành động. Hy vọng bạn sẽ chia sẻ chủ đề quản lý tài chính cá nhân khi áp dụng tư duy này nhé!

Expand full comment
Thu Hằng's avatar

cảm ơn bạn nhiều nhé. sẽ có chủ đề này trong tương lai nhé.

Expand full comment