Phân tích bài "3 cách để tránh bị brain rot"
khi sự viral (hơn 600 react và gần 500 shares) không phải là vô tình
Hello mọi người,
Thứ 2 vừa rồi, sau khi đăng tải bài viết “3 cách để tránh bị brain-rot” lên facebook, mình hơi ngạc nhiên vì nhận được sự đón nhận nồng nhiệt thế này.
Trước tiên, mình xin cảm ơn mọi người vì đã đón đọc và sau đó là ấn theo dõi bản tin và fanpage của mình nhớ ~~
Nhân sự kiện này, hôm nay mình sẽ phân tích bài viết để những ai làm nội dung trên facebook có thêm góc nhìn trong việc xây dựng cấu trúc nội dung nhé.
Bài viết dài tầm 2000 chữ, vì vậy, hãy chuẩn bị một cốc nước, một cái ghế tựa thật êm, và bắt đầu thôi:
1. VỀ TỔNG QUAN BÀI VIẾT
1.1. Ý tưởng trùng với nỗi đau người đọc
Bài viết nói về vấn đề bội thực thông tin và cách để phòng tránh.
Người đọc ở group "Tâm sự con Sen" - gồm các thành viên chuyên làm content, thậm chí làm sản phẩm app/website, vì vậy hiển nhiên mọi người sẽ thường xuyên tiêu thụ thông tin trên điện thoại và laptop.
Vì thế, sẽ không tránh khỏi nỗi đau bị ngợp thông tin từ công việc, mxh.
Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là cốt lõi nhất để “giữ chân” người đọc.
1.2. Cấu trúc nội dung logic, có tính thuyết phục
Mình sử dụng cấu trúc PAS trong copywriting
- P (problem): giới thiệu vấn đề thông qua phần mở bài, bao gồm tiêu đề và câu dẫn
- A (Agitate): nhấn mạnh vấn đề ở thân bài bao gồm 4 phần chính:
+ Nêu định nghĩa brain rot
+ Giải thích lí do mạng xã hội nói riêng, app/website lại thu hút người dùng
+ Nêu ngắn gọn hệ quả tới người dùng
+ Hệ quả cụ thể qua trải nghiệm thực tế cá nhân
- S (solution): đưa ra giải pháp cụ thể mà mình đã và đang cải thiện và kết bài - kêu gọi tương tác ở độc giả.
Mục đích là giúp người đọc nhận ra hệ quả tiêu cực (thông qua câu chuyện cá nhân) từ đó, tham khảo giải pháp mình đang làm để cải thiện.
Dù kết bài không có CTA cụ thể kêu gọi người đọc hãy hành động như mình đưa ra, nhưng khi đọc nội dung phần comment, hay caption mà mọi người chia sẻ, mình biết rằng mục đích đã thành công ^^
1.3. Format ngắn gọn, rõ ràng và trọng tâm
Chúng ta thường lướt và scan nhanh nội dung trước khi quyết định dừng lại đọc nó.
Trên facebook, nội dung thường hiển thị vắn tắt như này:
Thường chỉ có tiêu đề, vài dòng mở đầu và hình ảnh.
Người đọc sẽ lướt nhanh những nội dung này. Nếu 3 phần này quá dài dòng, họ sẽ mất thời gian để đọc và xử lí thông tin.
Nội dung nhiều > xử lí mệt > dễ dàng bỏ cuộc > dễ dàng rời đi
Vậy nên mình đã làm ngắn gọn, rõ ràng, trọng tâm ở điểm chạm này.
Cụ thể như nào, ta hãy đến phần phân tích từng phần nhé:
2. MỞ BÀI
2.1. Tiêu đề “3 cách để tránh bị brain rot”
Cấu trúc:
3 ~ số lượng cụ thể
cách để tránh ~ giải pháp
bị brain rot ~ vấn đề
Ưu điểm:
+ Ngắn gọn, trọng tâm, dễ hiểu giải pháp cho vấn đề gì
+ Brain rot là thuật ngữ lạ, có thể khiến người đọc tò mò
Nhược điểm
+ Từ "tránh" chưa đủ tính cấp thiết để thôi thúc người đọc tiếp tục bài viết
+ Chưa có đối tượng hướng đến cụ thể: sự thật là khi xem profile của mọi người, mình biết là có đủ tầng lớp, từ học sinh - sinh viên, đến nhân viên, đến cấp quản lí, từ người làm nội dung đến người làm sản phẩm app/wesbite o.o
+ Brain rot có thể phản tác dụng, khiến bạn thấy khó hiểu
Người đọc có thể tò mò mà dừng lại, nhưng cũng có thể rời đi vì...lạ
» Gợi ý sửa: Brain rot: 3 cách giải cứu não bộ do ngợp thông tin trên internet
1.2. Câu dẫn
Nguyên văn: “Thứ 7 tuần trước, mình vô tình xem được một video của nhà báo Phan Đăng, chú giới thiệu brain rot là cụm từ nổi bật nhất của năm 2024 do nhà xuất bản Đại học Oxford bình chọn”
Cấu trúc
+ Thời điểm cụ thể: Thứ 7 tuần trước
+ Keyword chính: brain rot
+ Nguồn thông tin: nhà báo Phan Đăng giới thiệu, NXB Đại học Oxford bình chọn
Ưu điểm
+ Ngắn gọn trong 3 dòng
+ Đề cập đến keyword chính
+ Nguồn uy tín làm tăng tính tin cậy cho vấn đề: chú Phan Đăng, ĐH Oxford
Nói dân dã là “ké fame”
Nói hoa mĩ là "đứng trên vai người khổng lồ"
Còn nói bản chất, thì là:
Hãy (cân nhắc) mượn sự ảnh hưởng của người khác để thu hút người đọc.
Nhược điểm: chưa húc (hook) người đọc để họ có lí do đọc tiếp bài viết.
Câu dẫn trên chỉ đơn thuần nói về brainrot được chú Phan Đăng giới thiệu do NXB ĐH Oxford bình chọn thôi. Chưa có lí do vì sao người đọc nên quan tâm tới từ khóa này, đặc biệt là với ai xa lạ với brain rot.
Lạ tiêu đề - lạ câu dẫn > khả năng cao là say bye bài viết.
» Gợi ý sửa: Mới đây, nhà báo Phan Đăng giới thiệu brain rot là từ khóa nổi bật nhất 2024 do Đại học Oxford bình chon, phản ánh hậu quả xấu tới não bộ khi người dùng bị quá tải thông tin từ mạng xã hội.
“Phản ánh hậu quả xấu tới não bộ” là hook để người đọc có lí đọc tiếp.
3. THÂN BÀI
3.1. Mô tả vấn đề
- Cấu trúc
Ưu điểm
+ Cấu trúc logic đi từ nguyên nhân đến kết quả
+ Có dẫn chứng báo cáo làm tăng uy tín của hệ quả vấn đề
Nhược điểm: diễn đạt lan man, dài dòng
» Gợi ý sửa:
Có một sự thật là mình không biết chuyển sang mục 3.2 như nào cho đến khi edit, ở trên là báo cáo thời gian, ở dưới là hệ quả, và brigde này ra đời :D
“Mình là người chơi hệ 3 tiếng trở lên, và đây là 3 hệ quả”
3.2. Nhấn mạnh vấn đề
Cấu trúc
+ Nêu ngắn gọn tên vấn đề
+ Mô tả bối cảnh, diễn biến
+ Cao trào, điểm nhấn
Mình lấy ví dụ ở vấn đề 1 nhé (các vấn đề khác sẽ trình bày tương tự)
Ưu điểm
+ Vấn đề được mô tả chi tiết cả về thời gian, không gian, mô tả sống động thông qua từ ngữ tượng hình “tim đập thình thịch, tay vô thức lướt, vác điện thoại vào”
+ Có tính chân thực vì đây là trải nghiệm cá nhân và quan sát mọi người xung quanh
Thực ra còn nhiều biểu hiện khác, nhưng mình chọn giao điểm giữa bản thân với những gì quan sát được để đảm bảo tính chân thật và cá nhân nhất có thể :D
+ Những câu quan trọng được đứng một mình, và nổi bật
Như có nói ở trên, người đọc thường lướt và scan thông tin chứ hiếm khi đọc liền tù tì
Nếu nội dung lướt liên quan và đủ chạm, họ sẽ đọc chi tiết.
Tận dụng đặc điểm này, mình sẽ để những câu quan trọng nhất - nổi bật nhất.
Tên vấn đề - câu dẫn - cao trào - điểm nhấn câu chuyện được diễn đạt trong 1 câu và được làm nổi bật (bôi đen, đứng 1 mình và có dùng dấu chấm để làm dấu hiệu)
Dù không đọc full nội dung nhưng khi lướt thông tin, họ vẫn nắm được ý chính, vẫn có điểm chạm với câu chuyện, khi đã chạm rồi, thì họ dễ nhớ.
Người đọc nhớ câu ngắn nổi bật, chứ khó nhớ câu dài
Nhược điểm: thứ tự 3 vấn đề chưa logic lắm, chỉ đơn thuần là liệt kê thôi.
» Gợi ý sửa: Sử dụng nhiều đến mức mất kiểm soát > thói quen khó bỏ > buổi sáng dễ tụt năng lượng và mất tập trung :D
3.3. Giải pháp
Cấu trúc
+ Tên hành động
+ Lí do
+ Lợi ích
Ưu điểm
- Hành động ngắn gọn, trọng tâm và dễ dàng, có thể làm được ngay
- Hình minh họa: người thật - việc thật (màn hình điện thoại, checklist mạng xã hội, chỗ đi bộ công viên hàng ngày) để làm tăng tính chân thực của giải pháp.
Đến phần này thì mình đăng dạng ảnh - caption vì nội dung trước đã dài rồi.
Ảnh thiết kế đơn giản và nội dung trọng tâm nhất - để chữ to nhất:
Đảm bảo dù chưa người đọc không hiểu tiêu đề, câu dẫn hay chưa đọc nội dung chi tiết, khi lướt qua phần ảnh, đọc phần chữ to, họ vẫn hiểu nhanh bài viết này đem tới điều gì để quyết định xem có nên đọc chi tiết hay không.
Nhược điểm: tỉ lệ ảnh chưa cân đối và thứ tự chưa hợp lí (mà chính ra cũng vì cái ảnh “3 cách” bị đẩy xuống cuối nên có người dừng lại comment :v, sự bất hợp lí vẫn có cái hay của nó =))))
» Gợi ý sửa: xem lại tỉ lệ ảnh trên facebook tương ứng với số lượng dự kiến đăng.
4. KẾT BÀI
Cấu trúc
Ưu điểm
+ Những câu hỏi ngắn, trọng tâm
+ Có kêu gọi sự tương tác với người đọc
- Nhược điểm: Câu hỏi 1 chưa cụ thể “bạn nghĩ gì….”
» Gợi ý sửa: Bạn có gặp những hệ quả nào giống mình ở trên ko?
(Câu này dễ trả lời hơn :v)
Có 1 yếu tố nữa, liên quan gián tiếp tới bài viết, đó là việc mình chủ động comment.
Cái này học từ cô giáo dạy copywriting: là người mới viết nên sẽ luôn có khả năng ko ai comment bài, thay vì đợi người đọc comment, người viết tự chủ động trước.
Mìn thấy cách này rất hay, vừa là một cách để thể hiện suy nghĩ bên lề, thậm chí là những thiếu sót của bài mà mình tự nghĩ được sau khi đã ấn đăng, vừa là cơ hội để tự seeding bài viết giúp nó lan tỏa tới nhiều người khác hơn.
Sự thật là từ thứ 2 tới hôm nay, vẫn có người like và cmt bài của mình :3
Tổng kết:
1. Vấn đề, giải pháp trong bài cần trùng nỗi đau của người đọc
2. Format hình thức được tối ưu theo đặc điểm content hiển thị trên facebook và thói quen lướt của người đọc: tiêu đề, câu dẫn và hình ảnh ngắn gọn, dễ hiểu.
3. Cấu trúc nội dung logic, thuyết phục (công thức PAS ~ vấn đề - nhấn mạnh vấn đề - giải pháp)
4. Tiêu đề ngắn gọn, cụ thể, trọng tâm (nhưng cần cấp thiết hơn và có đối tượng cụ thể)
5. Câu dẫn ngắn gọn, mượn uy tín từ những tên tuổi nổi tiếng để thu hút (nhưng cần tạo hook để người đọc có li do đọc tiếp)
6. Những ý chính nên đứng một mình và thật nổi bật (vì người đọc lướt nội dung và thường chú ý vào đây)
7. Giải pháp ngắn gọn, dễ, làm được ngay (có thêm dẫn chứng khoa học thì tốt)
8. Có CTA tương tác (nên dễ để người đọc trả lời)
9. Tự comment để tương tác với người đọc + seeding cho bài viết để khiến nó lan tỏa
Bạn thích những ý nào trong phần tổng kết trên, hãy chia sẻ cùng mình ở phần comment nhớ ^^
1. Vấn đề, giải pháp trong bài cần trùng nỗi đau của người đọc
--
2. Format hình thức được tối ưu theo đặc điểm content hiển thị trên facebook và thói quen lướt-scan nội dung của người đọc:
(2.1) Những nội dung chính, quan trọng nhằm chạm tới người đọc cần ngắn gọn - trọng tâm - nổi bật:
- Tiêu đề
- Câu dẫn
- Tiêu đề phụ
- Câu key trong từng đoạn
- Text trong ảnh
(2.2) Dùng enter tách đoạn văn dài thành đoạn nhỏ để tránh "wall of text" (dễ mỏi mắt > dễ nản > dễ bỏ bài viết)
--
3. Cấu trúc nội dung logic, thuyết phục (vấn đề - nhấn mạnh vấn đề - giải pháp)
--
4. Tiêu đề ngắn gọn, cụ thể, trọng tâm (cần cấp thiết hơn và có đối tượng cụ thể)
--
5. Câu dẫn ngắn gọn, mượn uy tín từ những tên tuổi nổi tiếng để thu hút (cần tạo hook để người đọc có lí do đọc tiếp)
--
6. Giới thiệu vấn đề ngắn gọn, có dẫn chứng khoa học làm tăng uy tín
--
7. Giải pháp ngắn gọn, dễ, làm được ngay (có thêm dẫn chứng khoa học thì tốt)
--
8. Có CTA tương tác (dễ để người đọc trả lời)
--
9. Tự comment để tương tác với người đọc + seeding cho bài viết để khiến nó lan tỏa hơn.
--
Bạn thích những ý nào trong phần tổng kết trên, hãy chia sẻ cùng mình ở phần comment nhớ ^^
Bài viết gốc "3 cách để tránh bị brain rot" ở đây mn nha: https://www.facebook.com/groups/tamsu.content/permalink/1274124523699959